Your Career Starts Now

KHU VỰC LÀM VIỆC


Cùng khám phá các khu vực đang có nhu cầu công việc dưới đây!

japan

Nhật bản


vietnam

Việt Nam


1000+

Ứng viên mới hàng năm

500+

Công việc mới hàng năm

Cơ hội trong tầm tay, hãy liên hệ ngay để có được thông tin chi tiết và chính xác nhất

laptop

BÀI VIẾT CHIA SẺ KIẾN THỨC MỚI NHẤT


Cập nhật tin tức và kiến thức liên tục với chúng tôi với những bài viết hữu ích và liên tục!

Blog Article
Văn hóa Nhật Bản
2021-09-04
Kết quả khảo sát về văn hóa ứng xử trong công việc của người Việt.

Đây là một phần trong báo cáo kết quả khảo sát ý kiến của sinh viên và người đi làm về văn hóa ứng xử trong công việc - đề tài nghiên cứu của mình ở Học viện kỹ thuật - AIIT

Bạn nào có hứng thú về chủ đề xây dựng văn hóa ứng xử trong công việc theo phong cách Nhật Bản thì cùng trao đổi nhé :)
----------------------------------------------------------------
■ Tổng kết kết quả khảo sát
・Đa phần các đối tượng tham gia trả lời đều đánh giá văn hóa ứng xử trong công việc là quan trọng.
 ・Ngoài việc bản thân có nhu cầu tăng cường kỹ năng ứng xử chuyên nghiệp hơn thì các đối tượng tham gia cũng đánh giá cao đối tác/đồng nghiệp có kỹ năng ứng xử tốt hơn là chuyên môn giỏi
. ----------------------------------------------------------------
■ Chi tiết câu hỏi khảo sát và kết quả trả lời

Blog Article
Học tiếng Nhật
2021-09-04
Kinh nghiệm 10 năm học tiếng Nhật : Đàm thoại - Hán tự - Từ vựng

■Tự đánh giá năng lực tiếng Nhật sau hơn 10 năm đi cày cuốc nghề IT ở đất nước hoa Anh Đào.

 1. Năng lực viết: đánh máy thì không thành vấn đề nhưng viết tay thì chủ yếu là Hiragana & Katakana 😅.
   2. Năng lực nghe, nói, đọc hiểu: level business & chém gió 😁.

■Lý do 
    - Nhu cầu thực tế công việc không phải viết tay tiếng Nhật nên không có cơ hội tiến bộ (người Nhật còn quên huống chi mình 😁 )
    - Công việc chủ yếu là giao tiếp qua mail và mồm  😁.

Và cách mình đã học như sau.
------------------------------------------------
■Học nói
------------------------------------------------
    Không được may mắn như các bạn được được công ty hỗ trợ cho học tiếng Nhật, từ những ngày đầu mình phải tự tìm lơp học tình nguyện ở những ga gần chỗ làm, trên đường về, gần nhà để tranh thủ học buổi tối và cuối tuần.

  Các lớp học do các tổ chức địa phương ở Tokyo tổ chức và được tập hợp ở đây:
  - http://u-biq.org/volunteerTokyo.html
  - http://www.tnvn.jp/guide/#fs-result_1534457524450

  Giáo viên đa phần là người cao tuổi - đã về hưu muốn tham gia hoạt động cộng đồng.
  Có lần gặp cụ khoảng 90 tuổi, trong 30 phút cụ hỏi tên mình 5 lần  😅.

  ★Cách học   
     Nói bất kể dù có hiểu hay không 😁.
     -> nói xong thấy sai thì tự điều chỉnh, còn không nói thì mãi không biết nói thế nào cho đúng, hoặc đến lúc nói đúng được thì tốc độ sẽ chậm.

  ★Lợi ích
     - Hầu như là miễn phí nhưng cũng có một số nơi thu 100, 200 yên.
     - Thường là 1 giáo viên phụ trách 3 đến 5 người học. Có nhiều lúc là 1:1.
     - Đi nhiều lớp sẽ gặp nhiều giáo viên nên có thể làm quen với nhiều âm giọng tiếng Nhật.

------------------------------------------------
■Học nghe + luyện ngữ điệu
------------------------------------------------
   Ngoài việc tham gia lớp học đàm thoại tình nguyện cũng là học nghe, mình có thêm cách tự học khác qua các bài audio đàm thoại.
   Các bài học có thể là của Minano nihongo, các bài thi phần nghe hiểu của các kỳ thi năng lực tiếng Nhật, ...

  ★Cách học
     - Nghe bài đàm thoại và cố gắng viết lại đúng từng từ.
     - Dùng công cụ Window media player điều chỉnh tốc độ thật chậm ở chỗ nào không nghe được.
     - Sau khi nghe được rồi thì chuyển qua luyện giọng bằng cách bắt chước nói lại đúng như phát âm, ngữ điệu lên xuống, tốc độ của nhân vật trong bài đàm thoại. Tốc độ thì tập từ chậm đến nhanh nhờ công cụ Window media player.

 ★Lợi ích

    - Tai sẽ nhanh quen được với âm tiếng Nhật, đặc biệt các âm bị lướt, khó nghe.
    -  Ngữ điệu lên xuống khi nói sẽ tự nhiên hơn, nhanh hơn.

------------------------------------------------
■Học Hán tự - Kanji
------------------------------------------------
   Nghe nói khoảng 70% từ vựng của Việt Nam là sử dụng từ Hán Việt và tiếng Nhật thông dụng hàng ngày thì có khoảng 2000 từ Kanji (tương đương level N1) nên đây sẽ là lợi thế lớn cho người Việt khi học tiếng Nhật nếu biết khai thác điểm tương đồng này.
   Vì vậy, với hán tự từ ban đầu mình không học viết mà chỉ tập trung nhớ mặt chữ, nhớ nghĩa và âm đọc Onyomi.
   
  ★Cách học   
      - Step 1: nhớ mặt chữ và nghĩa tiếng Việt
        Với mỗi chữ Hán tự thì vận dụng hết khả năng sáng tạo chế ra 1 story cho dễ nhớ. 
        Ví dụ: 請 : THỈNH ->   nói (言) liên tục dưới ánh trăng (月) để THỈNH cầu được sống (生)
   - Step 2: Học thuộc các qui tắc suy luận âm Onyomi
        Có những quy tắc suy đoán chuyển đổi từ âm Hán Việt sang Onyomi dễ nhớ và khá chính xác giúp học 1 biết 10 :)
       Ví dụ:
           K → k       Ví dụ: KIM → kin 今
           L → r        Ví dụ: LOẠN →  乱
           M → m      Ví dụ: MẠNG → mei 命
        Tham khảo đơn giản: https://trainghiemnhatban.net/quy-tac-chuyen-tu-am-han-sang-am-on/
        Sách đầy đủ: https://www.slideshare.net/vnitclub/24-quy-tc-hc-kanji-tp-1

  ★Lợi ích   
      - Nhanh chóng nhớ được mặt chữ, ý nghĩa, cách đọc, việc này sẽ giúp khả năng đọc hiểu tăng nhanh trong thời gian ngắn mà không cần phải học từng từ vựng 1 như tiếng Anh.
      - Ví dụ nếu nhớ được từ 連 (liên) và 絡 (lạc)  rồi thì khi gặp chữ 連絡 dù chưa học bạn cũng có thể đoán gần đúng cách đọc (=れんらく) và nghĩa tiếng Việt (=liên lạc) 

------------------------------------------------
■Học từ vựng
------------------------------------------------
    Từ vựng mình học thì không bám sát theo giáo trình dài hơi nào mà chỉ tập trung theo mục tiêu trong từng giai đoạn như: đàm thoại căn bản (minano nihongo), từ vựng trong công việc ( lấy ra từ các tài liệu dự án), khi luyện thi N2, N1, đi khám bệnh, đi xin việc, đi làm thủ tục ... Tóm lại, chỉ học cái gì khi thực sự thấy cần thiết.

    Cách nhớ thì có thể mình cũng học giống mọi người nhưng cứ viết luôn ra đây.

  ★Cách học cho mỗi từ vựng
     Step 1: Từ nguyên gốc để nguyên Hán tự -> nhớ cách đọc furigana và nghĩa tiếng Việt.
     Step 2: Từ cách đọc furigana  -> nhớ nghĩa tiếng Việt
     Step 3: Từ nghĩa tiếng Việt -> nhớ ngược lại furigana
     Ngoài ra, với những từ thay đổi ý nghĩa theo ngữ cảnh thì có cố gắng nhớ cả câu or cụm từ để vận dụng chính xác.
  Cho danh sách từ vựng vào file Excel sao cho có thể xem được trên điện thoại để học lúc di chuyển trên xe điện.

  ★Lợi ích   
      Học cả 3 chiều sẽ giúp tăng các khả năng đọc, nghe, nói.
      Ngoài ra, người Nhật rất để ý tiểu tiết cả trong ngôn ngữ nên càng sử dụng từ theo đúng ngữ cảnh thì sẽ dễ chiếm được cảm tình tốt và hợp tác công việc cũng nhờ đó sẽ thuận lợi hơn.

------------------------------------------------
■Một số hoạt động khác
------------------------------------------------
  Ngoài ra còn có một số cách vừa học vừa chơi khác như sau:
   - Đi nhậu với người Nhật hoặc bạn bè học tiếng Nhật chung: Rượu vào thì lời sẽ ra  nên những lúc này tiếng Nhật tuôn chảy bất ngờ 😁.
   - Tìm các bộ phim tiếng Nhật nào mà mình thấy thích và có phụ đề tiếng Nhật or tiếng Việt để vừa xem, vừa học.
   - Xem TV hoặc cứ bật để đó dù không hiểu. Giống như em bé được nghe trước rồi mới nói sau. Dù không hiểu nhưng đến lúc nào đó hiểu được rồi sẽ nghe, nói được nhanh hơn.

------------------------------------------------
➡ Next: Hôm sau sẽ tổng hợp tiếp cách luyện tiếng Nhật Business, Keigo các kiểu như thế nào. 

Blog Article
Kinh doanh phong cách Nhật
2021-09-04
Quy trình 10 bước xác lập đối tác của công ty Nhật

Bài viết này hệ thống lại qui trình cơ bản xác lập đối tác của các công ty Nhật từ kinh nghiệm của mình sau thời gian kinh qua vị trí vừa là người mua - vừa là người bán. Hi vọng có thể hữu ích cho ai đang tìm hiểu cách tiếp cận đối tác Nhật.

-------------------------------------------
Khác với văn hóa business chọn đối tác khá dễ dãi như ở Việt Nam,ở Nhật sẽ mất  khá nhiều thời gian và chi phí vì mục đích muốn bảo đảm đối tác có tài chính ổn định, tình hình kinh doanh thuận lợi để có thể hợp tác được lâu dài và ít rủi ro. Vì vậy, ai làm ăn với công ty Nhật sẽ thấy rằng họ làm business rất chắc chắn, rất chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, thực tếthì không phải công ty nào cũng ăn nên làm ra vi thị trường Nhật cạnh tranh khá khốc liệt. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng hơn 8000 doanh nghiệp phá sản (trung bình 1h 1 công ty phá sản).

Còn theo thống kê về khả năng "sinh tồn" của công ty thì như sau:
Cứ 100 công ty thì
 - Sau 1 năm: còn 40
   - Sau 5 năm: còn 15
   - Sau 10 năm: còn 6
   - Sau 20 năm: còn 0.4  😂

Do đó, qua đây cũng nhắn nhủ mấy bác nào có làm ăn với đối tác Nhật thì cũng phải cẩn thận. -> Không phải cứ công ty Nhật thì yên tâm được đâu nhá :)))

【Qui trình xác lập đối tác 】
-------------------------------------------------------------------
1.Tìm đối tác
  ➡ 2.Chào hỏi
      ➡ 3.Điều tra sơ bộ
          ➡ 4.Ký kết bảo mật thông tin
             ➡ 5. Trao đổi về công việc (dự án) cụ thể - qui mô nhỏ
                 ➡ 6.Điều tra tình hình tài chính và xét duyệt nội bộ
                    ➡ 7.Đàm phán để tiến đến ký kết hợp đồng
                       ➡ 8. Ký kết hợp đồng
                          ➡ 9. Đánh giá khi thực hiện xong dự án đầu
                             ➡ 10. Tiếp tục hợp tác với qui mô tăng dần
-------------------------------------------------------------------
1.Tìm đối tác có vẻ phù hợp yêu cầu
  Có nhiều cách để tìm đối tác: tìm trên Internet, tham gia hộ trợ triễn lãm, tham gia các hiệp hội doanh nghiệp, tham gia các buổi giao lưu business, thông qua người quen, tư vấn,  ...

2.Chào hỏi
  Sau khi tìm được đối tác tiềm năng thì sắp xếp nói chuyện để giới thiệu công ty của 2 bên: lĩnh vực kinh doanh, quá trình thành lập công ty, định hướng công ty, năng lực sản xuất, nhân lực, khung chi phí, thành tích thực tế, case study, ...
  Nếu là bán hàng thì xin hẹn đến chỗ đối tác. Nếu là mua hàng thì kêu đối  tác đến công ty mình.
  Dù 2 công ty có ở xa xôi thế nào đi nữa, nếu 2 bên có ý định hợp tác với nhau thì thường bên bán phải gặp tận mặt nói chuyện rồi mới tính bước tiếp theo.
 
3.Điều tra sơ bộ
  Sau khi chào hỏi, nếu thấy có vẻ làm ăn được với nhau 2 bên sẽ điều tra sơ bộ về năng lực tài chính, tình hình kinh doanh của đối phương.  
  Cơ bản là dựa trên thông tin công khai , có khi cũng dùng bên thứ 3 cung cấp thông tin phi công khai để đánh giá. Nếu là công ty đã lên sàn giao dịch thì sẽ báo cáo tài chính sẽ là nguồn đáng tin cậy.

4.Ký kết bảo mật thông tin - NDA
  Trước khi tiến đến trau đổi thông tin chi tiết về công việc 2 bên sẽ phải ký cam kết là không để lộ thông tin cho bên thứ 3.

5. Trao đổi về công việc (dự án) cụ thể - qui mô nhỏ
  Khi thủ tục NDA hoàn tất sẽ trau đổi cụ thể về công việc để có báo giá.
  Trường hợp giao dịch lần đầu thường thì qui mô sẽ nhỏ.

6.Điều tra tình hình tài chính và xét duyệt nội bộ
  Bước này có thể tiến hành song song với việc đàm phá công việc cụ thể, nhưng thường là trước khi đặt bút ký hợp đồng.
  Thường các công ty Nhật sẽ dùng bên thứ 3 để lấy các thông tin chi tiết về tài chính trong 3 năm gần nhất, ngoài ra là lý lịch cá nhân của ban giám đốc (học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm điều hành công ty, tình hình gia đình, sở thích cá nhân , ...) , các đối tác giao dịch khác, ....
  Nói chung bước này sẽ bị soi rất kỹ, với mục đích:
    - Bên mua sợ bên bán phá sản giữa chừng thì sẽ không nhận được hàng, hoặc không thể bảo trì sau mua hàng.
    - Bên bán sợ bên mua không có khả năng thanh toán.

7.Đàm phán hợp đồng
  Khi có báo giá 2 bên sẽ trau đổi, đàm phán để thống nhất nội dung hợp đồng.
  Có những trường hợp, ngoài hợp đồng riêng cho từng dự án sẽ làm hợp đồng "Cơ bản" với các điều khoản chung để rút ngắn thời gian làm hợp đồng cho các lần khác.

8. Ký kết hợp đồng
  Sau khi thống nhất được báo giá, các điều khoản hợp đồng và nội bộ 2 bên đã đồng ý làm quan hệ đối tác thì tiến hành ký hợp đồng.
 Thuế tiêu dùng bên Nhật đang là 8%  (sắp tới sẽ lên nữa theo chính sách của bác Abe).

9. Đánh giá khi thực hiện xong dự án đầu
  Sau khi dự án hoàn thành thì bên mua sẽ tổng kết, đánh giá bên bán để xem chất lượng dịch vụ có đáp ứng được theo mong muốn chưa.
  Thông thường, do đã khá mất nhiều thời gian và công sức để có thể hợp tác nên ít khi cắt đứt quan hệ dù lúc đầu có thể có những điểm chưa hài lòng. Với khách nhật quan trọng là "thiện ý". Văn hóa Nhật vẫn xem trọng mối quan hệ con người, tình cảm  hơn nên nếu chưa làm tốt nhưng nhiệt tình, có cố gắng thay đổi, cải thiện tốt hơn thì sẽ làm ăn lâu dài cùng nhau được.
  Lưu ý: 1 cái sai không được lập lại quá 3 lần. Nếu cứ lập lại sai lầm thì  có ngày sẽ nghỉ chơi.

10. Tiếp tục hợp tác với qui mô tăng dần
  Sau bước đầu thành công, 2 bên đã hiểu cách làm của nhau, đã tin tưởng nhau hơn thì các công việc tiếp theo sẽ tăng dần qui mô.
  Nhân tố quan trọng ở đây là những con người đã tham gia quá trình hợp tác này, nên vì vậy bên mua thường sẽ lo lắng nến bên bán thay đổi nhân sự. Đặc biệt với những người là đầu mối trau đổi công việc của bên bán.
-------------------------------------------------------------------

Bài tới sẽ viết về cách sale qua điện thoại :)