Kiến thức về - Kinh doanh phong cách Nhật

Quy trình 10 bước xác lập đối tác của công ty Nhật
Kinh doanh phong cách Nhật
04 Sep, 2021
Kinh doanh phong cách Nhật

Bài viết này hệ thống lại qui trình cơ bản xác lập đối tác của các công ty Nhật từ kinh nghiệm của mình sau thời gian kinh qua vị trí vừa là người mua - vừa là người bán. Hi vọng có thể hữu ích cho ai đang tìm hiểu cách tiếp cận đối tác Nhật.<br><br><div>-------------------------------------------<br></div>Khác với văn hóa business chọn đối tác khá dễ dãi như ở Việt Nam,ở Nhật sẽ mất&nbsp; khá nhiều thời gian và chi phí vì mục đích muốn bảo đảm đối tác có tài chính ổn định, tình hình kinh doanh thuận lợi để có thể hợp tác được lâu dài và ít rủi ro. Vì vậy, ai làm ăn với công ty Nhật sẽ thấy rằng họ làm business rất chắc chắn, rất chuyên nghiệp.<br><br>Tuy nhiên, thực tếthì không phải công ty nào cũng ăn nên làm ra vi thị trường Nhật cạnh tranh khá khốc liệt. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng hơn 8000 doanh nghiệp phá sản (trung bình 1h 1 công ty phá sản).<br><br>Còn theo thống kê về khả năng "sinh tồn" của công ty thì như sau:<br>Cứ 100 công ty thì<br> - Sau 1 năm: còn 40<br>&nbsp; &nbsp;- Sau 5 năm: còn 15<br>&nbsp; &nbsp;- Sau 10 năm: còn 6<br>&nbsp; &nbsp;- Sau 20 năm: còn 0.4&nbsp; 😂<br><br>Do đó, qua đây cũng nhắn nhủ mấy bác nào có làm ăn với đối tác Nhật thì cũng phải cẩn thận. -&gt; Không phải cứ công ty Nhật thì yên tâm được đâu nhá :)))<br><br>【Qui trình xác lập đối tác 】<br>-------------------------------------------------------------------<br>1.Tìm đối tác<br>&nbsp; ➡ 2.Chào hỏi<br>&nbsp; &nbsp; &nbsp; ➡&nbsp;3.Điều tra sơ bộ<br>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; ➡&nbsp;4.Ký kết bảo mật thông tin<br>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;➡&nbsp;5. Trao đổi về công việc (dự án) cụ thể - qui mô nhỏ<br>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;➡&nbsp;6.Điều tra tình hình tài chính và xét duyệt nội bộ<br>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; ➡&nbsp;7.Đàm phán để tiến đến ký kết hợp đồng<br>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;➡&nbsp;8. Ký kết hợp đồng<br>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; ➡&nbsp;9. Đánh giá khi thực hiện xong dự án đầu<br>&nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp; &nbsp;➡&nbsp;10. Tiếp tục hợp tác với qui mô tăng dần<br>-------------------------------------------------------------------<br>1.Tìm đối tác có vẻ phù hợp yêu cầu<br>&nbsp; Có nhiều cách để tìm đối tác: tìm trên Internet, tham gia hộ trợ triễn lãm, tham gia các hiệp hội doanh nghiệp, tham gia các buổi giao lưu business, thông qua người quen, tư vấn,&nbsp; ...<br><br>2.Chào hỏi<br>&nbsp; Sau khi tìm được đối tác tiềm năng thì sắp xếp nói chuyện để giới thiệu công ty của 2 bên: lĩnh vực kinh doanh, quá trình thành lập công ty, định hướng công ty, năng lực sản xuất, nhân lực, khung chi phí, thành tích thực tế, case study, ...<br>&nbsp; Nếu là bán hàng thì xin hẹn đến chỗ đối tác. Nếu là mua hàng thì kêu đối&nbsp; tác đến công ty mình.<br>&nbsp;&nbsp;Dù 2 công ty có ở xa xôi thế nào đi nữa, nếu 2 bên có ý định hợp tác với nhau thì thường bên bán phải gặp tận mặt nói chuyện rồi mới tính bước tiếp theo.<br> <br>3.Điều tra sơ bộ<br><div>&nbsp; Sau khi chào hỏi, nếu thấy có vẻ làm ăn được với nhau 2 bên sẽ điều tra sơ bộ về năng lực tài chính, tình hình kinh doanh của đối phương.&nbsp;&nbsp;</div><div>&nbsp; Cơ bản là dựa trên thông tin công khai , có khi cũng dùng bên thứ 3 cung cấp thông tin phi công khai để đánh giá.&nbsp;Nếu là công ty đã lên sàn giao dịch thì sẽ báo cáo tài chính sẽ là nguồn đáng tin cậy.</div><div><br></div>4.Ký kết bảo mật thông tin - NDA<br>&nbsp; Trước khi tiến đến trau đổi thông tin chi tiết về công việc 2 bên sẽ phải ký cam kết là không để lộ thông tin cho bên thứ 3.<br><br>5. Trao đổi về công việc (dự án) cụ thể - qui mô nhỏ<br>&nbsp; Khi thủ tục NDA hoàn tất sẽ trau đổi cụ thể về công việc để có báo giá.<br>&nbsp; Trường hợp giao dịch lần đầu thường thì qui mô sẽ nhỏ.<br><br>6.Điều tra tình hình tài chính và xét duyệt nội bộ<br>&nbsp; Bước này có thể tiến hành song song với việc đàm phá công việc cụ thể, nhưng thường là trước khi đặt bút ký hợp đồng.<br>&nbsp; Thường các công ty Nhật sẽ dùng bên thứ 3 để lấy các thông tin chi tiết về tài chính trong 3 năm gần nhất, ngoài ra là lý lịch cá nhân của ban giám đốc (học vấn, chuyên môn, kinh nghiệm điều hành công ty, tình hình gia đình, sở thích cá nhân , ...) , các đối tác giao dịch khác, ....<br>&nbsp; Nói chung bước này sẽ bị soi rất kỹ, với mục đích:<br>&nbsp; &nbsp; - Bên mua sợ bên bán phá sản giữa chừng thì sẽ không nhận được hàng, hoặc không thể bảo trì sau mua hàng.<br>&nbsp; &nbsp; - Bên bán sợ bên mua không có khả năng thanh toán.<br><br>7.Đàm phán hợp đồng<br>&nbsp; Khi có báo giá 2 bên sẽ trau đổi, đàm phán để thống nhất nội dung hợp đồng.<br>&nbsp; Có những trường hợp, ngoài hợp đồng riêng cho từng dự án sẽ làm hợp đồng "Cơ bản" với các điều khoản chung để rút ngắn thời gian làm hợp đồng cho các lần khác.<br><br>8. Ký kết hợp đồng<br>&nbsp; Sau khi thống nhất được báo giá, các điều khoản hợp đồng và nội bộ 2 bên đã đồng ý làm quan hệ đối tác thì tiến hành ký hợp đồng.<br>&nbsp;Thuế tiêu dùng bên Nhật đang là 8%&nbsp; (sắp tới sẽ lên nữa theo chính sách của bác Abe).<br><br>9. Đánh giá khi thực hiện xong dự án đầu<br>&nbsp; Sau khi dự án hoàn thành thì bên mua sẽ tổng kết, đánh giá bên bán để xem chất lượng dịch vụ có đáp ứng được theo mong muốn chưa.<br>&nbsp; Thông thường, do đã khá mất nhiều thời gian và công sức để có thể hợp tác nên ít khi cắt đứt quan hệ dù lúc đầu có thể có những điểm chưa hài lòng. Với khách nhật quan trọng là "thiện ý". Văn hóa Nhật vẫn xem trọng mối quan hệ con người, tình cảm&nbsp; hơn nên nếu chưa làm tốt nhưng nhiệt tình, có cố gắng thay đổi, cải thiện tốt hơn thì sẽ làm ăn lâu dài cùng nhau được.<br>&nbsp; Lưu ý: 1 cái sai không được lập lại quá 3 lần.&nbsp;Nếu cứ lập lại sai lầm thì&nbsp; có ngày sẽ nghỉ chơi.<br><br>10. Tiếp tục hợp tác với qui mô tăng dần<br>&nbsp; Sau bước đầu thành công, 2 bên đã hiểu cách làm của nhau, đã tin tưởng nhau hơn thì các công việc tiếp theo sẽ tăng dần qui mô.<br>&nbsp; Nhân tố quan trọng ở đây là những con người đã tham gia quá trình hợp tác này, nên vì vậy bên mua thường sẽ lo lắng nến bên bán thay đổi nhân sự. Đặc biệt với những người là đầu mối trau đổi công việc của bên bán.<br>-------------------------------------------------------------------<br><br>Bài tới sẽ viết về cách sale qua điện thoại :)

Xem thêm >